Có nên trồng răng hàm không

Một số nguyên nhân bệnh lý hoặc chấn thương khiến răng hàm bị mất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý con người. Cấy ghép implant là phương pháp giúp phục hồi khả năng ăn nhai và ngăn ngừa những hậu quả do mất răng gây ra. Hãy cùng TCI tìm hiểu về các phương pháp trồng răng hàm, trồng răng hàm bao nhiêu tiền qua bài viết này nhé.


Hậu quả nghiêm trọng khi bị mất răng hàm

Răng hàm thực chất là chiếc răng nằm ở vị trí số 6 và số 7 trên cung hàm. Răng số 8 (răng số 0) khi mọc cũng được xếp vào nhóm răng hàm. Răng hàm là chiếc răng lớn nhất trên cung răng, có mặt nhai rộng. Trên bề mặt răng hàm có các gờ vòm, thân vòm lớn hơn nhiều so với các răng khác. Răng hàm thường có 3-4 chân răng, nằm sâu trong cung răng nên đảm bảo chức năng ăn nhai chính. Do một số nguyên nhân y tế hoặc chấn thương, răng hàm có thể bị mất hoặc phải nhổ bỏ.

Bệnh lý hoặc chấn thương có thể khiến răng hàm bị mất hoặc phải nhổ bỏ

Đối với răng hàm số 8, việc nhổ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của mọi người. Tuy nhiên, đối với răng số 6 và 7 nếu bị mất sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng:

Việc thiếu răng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng ăn nhai của hàm răng. Vì vậy, quá trình ăn uống hàng ngày của mọi người sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bất tiện.

Sức nhai kém khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ, dễ dẫn đến một số vấn đề về hệ tiêu hóa như đau dạ dày.

Mất răng lâu ngày không được cố định khiến xương hàm bị tiêu khiến các răng khác xô lệch về phía răng mất.

Mất răng hàm cũng có thể gây ra tình trạng lệch lạc giữa hai hàm.

Ngoài ra, việc mất răng còn có thể ảnh hưởng và tác động đến khung xương mặt, gây mất cân đối và méo mó khuôn mặt ở người.

Mất răng hàm còn khiến sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dễ mắc các bệnh lý như sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, viêm nha chu…

Trồng răng là việc làm khá cần thiết giúp khắc phục hậu quả do mất răng. Do đó, các nha sĩ thường khuyến khích bệnh nhân lựa chọn phương pháp trồng bổ sung để đảm bảo hàm răng đều, khỏe mạnh.

Trồng răng hàm bao nhiêu tiền hiện nay?

Hiện nay, trồng răng hàm có nhiều mức giá tùy thuộc vào số lượng răng cần trồng cũng như phương pháp mà bệnh nhân lựa chọn.

Có các phương pháp trồng răng hàm bị mất cơ bản sau:

– Hàm giả tháo lắp: Đây là phương pháp phục hình răng truyền thống được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là người lớn tuổi. Răng giả tháo lắp dễ dàng giúp người bệnh thuận tiện hơn trong ăn nhai và vệ sinh. Răng giả tháo lắp có giá từ 2 đến 10 triệu đồng.

– Cầu răng sứ: Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp mất răng số 6. Bác sĩ sẽ tiến hành mài trụ răng số 5 và 7 để gắn cầu răng sứ lên răng thật. Răng sứ sau khi gắn có hình dáng và kích thước giống hệt răng thật nên người bệnh có thể thoải mái ăn uống và vệ sinh. Đồng thời, cầu răng sứ có màu sắc tự nhiên cũng sẽ giúp mang lại tính thẩm mỹ cho mọi người khi cười. Tuy nhiên, phương pháp này không thể khắc phục tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. Chi phí cho phương pháp cầu răng sứ có thể dao động trong khoảng 3-10 triệu đồng/răng.

– Trồng răng Implant: Phương pháp hiện đại với hiệu quả tối ưu nhất hiện nay trong việc phục hồi răng hàm đã mất. Bác sĩ sẽ tiến hành gắn trụ (tuoeng tương tự như chân răng thật) vào trong xương hàm rồi gắn mão sứ lên trên. Răng implant có thể phục hồi chức năng ăn nhai hiệu quả, thậm chí khả năng ăn nhai và độ bền chắc của răng có thể vượt trội so với răng thật. Với những ưu điểm vượt trội về chức năng răng cũng như tính thẩm mỹ, phương pháp này thường có chi phí rất cao, từ 15 – 20 triệu đồng/răng.

Chi phí trồng răng hàm bao nhiêu tiền hiện nay phụ thuộc vào số lượng răng cần trồng, phương pháp trồng?

Chi phí trồng răng thực tế có thể thay đổi hoặc chênh lệch dựa trên nhiều yếu tố. Vì vậy, bạn cần liên hệ trực tiếp với các cơ sở nha khoa để được thăm khám và tư vấn tình trạng sức khỏe răng miệng chính xác nhất.

0コメント

  • 1000 / 1000